Tin tức

BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ CÔNG TY CPCN THỦ ĐỨC THAM QUAN BẢO TÀNG TÔN ĐỨC THẮNG NHẰM CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 90 NĂM NGÀY THÀNH LẬP CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM (28/07/1929 – 28/07/2019)

2019-07-29 21:33:23

Bảo tàng Tôn Đức Thắng được thành lập Nhân kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/08/1888 – 20/08/1988) là một trong hai bảo tàng danh nhân của cả nước có chức năng nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ, giới thiệu 1 cách có hệ thống và đầy đủ về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng.

Nhân dịp Chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/07/1929 – 28/07/2019), ngày 24/07/2019 Ban chấp hành Công đoàn Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức đã có dịp đến thăm bảo tàng để có thể hiểu rõ hơn về cuộc đời và ý chí kiên cường, bất khuất của Người anh hùng Việt Nam.

 

 Đầu tiên bước vào tham quan khu vực “ tái hiện phòng làm việc và nghỉ ngơi của chủ tịch” và góc trưng bày những hiện vật thể hiện cuộc sống đời thường của Bác, chúng ta mới thấy được đức tính giãn dị, khiêm tốn, và cuộc sống thanh đạm của một vị Chủ tịch nước. Tiếp đến là phòng trưng bày “Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác”, nơi đây là tiểu sử những cột mốc quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch theo tiến trình cách mạng lịch sử Việt Nam. Ngoài ra, phòng tham quan đáng để nhắc đến đó là “Nhà tù Côn Đảo”, nơi được mệnh danh là địa ngục trần gian, là nơi đã giam cầm và đầy ải biết bao nhiêu anh hùng của nước ta trong đó có Bác Tôn Đức Thắng.

 

Và cuối cùng là phòng trưng bày các tác phẩm về Bác Tôn với các chất liệu khác nhau của nhiều nghệ nhân. Có thể nói, qua từng tác phẩm chúng ta có thể nhìn thấy được sự tâm huyết mà các tác giả thể hiện sự tôn trọng đối với Bác, và để lại cho thế hệ sau những tác phẩm có giá trị nhân văn sâu sắc.

 

Qua cuộc viếng thăm bảo tàng, chúng ta còn thấy được công lao đóng góp to lớn của Chủ tịch Tôn Đức Thắng đối với Công đoàn Việt Nam.

Tổ chức Công đoàn sơ khai đầu tiên ở Việt Nam được hình thành vào những năm 1919 – 1925 tại xưởng Ba Son - Sài Gòn do đồng chí Tôn Đức Thắng sáng lập. Từ những kinh nghiệm tích lũy được khi tham gia tổ chức hoạt động công đoàn ở Pháp, Bác Tôn đã nhận thấy được cần phải tổ chức ra công hội nhằm tập hợp, tuyên truyền, giác ngộ, vận động công nhân đấu tranh giành quyền lợi về chính trị và kinh tế. Sự ra đời của Công hội bí mật đầu tiên ở nước ta đánh dấu một thời kì mới trong lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam.

 Tóm lại, Chủ tịch Tôn Đức Thắng là một nhà yêu nước vĩ đại, một chiến sĩ công sản kiên cường và là một vị lãnh tụ kính mến của giai cấp công nhân, nhân dân Việt Nam. Qua tấm gương cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Bác Tôn. Chúng tôi nhận thấy cần phải cùng nhau thi đua thực hiện xuất sắc nhiệm vụ được giao, xứng đáng với tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác.

 

Người viết: Ngọc Ánh